Thiếu Lâm Nững Xị
Môn Thiếu Lâm Nững Xị được hình thành rất lâu đời ở Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam vào giữa thế kỷ 19. Ba vị cao nhân người Hán Tiều phương Bắc đã bị triều đình nhà Thanh truy nã, nên đã chạy sang núi Tà Lơn, Châu Đốc để ẩn nạn và tu luyện. Vào đầu thế kỷ 20, môn võ này bắt đầu được truyền dạy. Trong số ít các môn đệ, có thầy tổ Lâm Hữu Hội theo học (mang danh Long Hổ Hội) và cũng là người duy nhất ở Việt Nam truyền dạy môn Nững Xị thời kỳ đầu. Thầy đã để lại cho thế hệ sau này một nền tảng đồ sộ về cổ võ.
Thầy tổ đã đích thân mang đai và mở võ đường Thiếu Lâm Nững Xị Long Phi Báu. Võ đường chính thức được mở vào năm 1972 do Long Phi Báu đảm trách. Dù có nhiều võ đường Thiếu Lâm Nững Xị do các đệ tử của thầy tổ mở ở các quận ven thành phố qua nhiều thế hệ, võ đường Long Phi Báu vẫn tồn tại và phát triển mạnh. Thầy Long Phi Báu đã mở thêm các võ đường cho thế hệ đệ tử thứ ba, trong đó có võ đường Long Phi Báu Thủ Đức (do chính thầy Long Phi Báu đứng ra mở và đeo đai cho thầy Long Phi Sử hiện thời đảm trách). Cùng thời điểm đó, nhiều đệ tử của thầy Báu cũng mở võ đường ở nhiều nơi.
Đội ngũ võ sư
Đội ngũ võ sư của võ đường là những người có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề
Các Thể Loại Luyện Tập
Môn võ Thiếu Lâm Nững Xị có nhiều cách hiểu tùy vào nhận thức của mỗi môn sinh:
- Thể loại võ thuật: Đây là khía cạnh chính mà mọi người thường nghĩ đến khi nhắc đến Thiếu Lâm Nũng Xị.
- Phát triển và hoàn thiện cơ thể: Ít người bàn luận về khía cạnh này, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và thể chất.
- Nguyên lý vận động: Đây là thể loại khó nhất, đòi hỏi người luyện võ phải có ít nhất 10 năm tập luyện và được hướng dẫn trực tiếp để hiểu rõ. Các nguyên lý vận động bao gồm:
-
- Nhóm 1: Vận động lưỡng lực (chủ yếu trong vận động của con người).
- Nhóm 2: Vận động chịu lực có hỗ trợ của trọng lượng.
- Nhóm 3: Vận động có lực và ngắn lại, thuộc nhóm vận động cụ thể.
- Nhóm 4: Hoàn thiện các quán tính lực gốc.
Nếu một người được truyền dạy và đạt các yếu tố như tốc độ, lực, sức mạnh, sức bền, và khả năng chịu lực của cơ thể, họ có thể:
- Triển khai mọi tư thế nhanh chóng.
- Cảm nhận trước mọi vấn đề (thuận với tự nhiên).
- Hiểu rõ về cơ thể mình.
- Phòng tránh bệnh tật.
- Thậm chí có khả năng chữa bệnh cho người khác hoặc cứu người.
Ý Nghĩa Sâu Xa Của Môn Võ
Thiếu Lâm Nững Xị không chỉ đơn thuần là một môn võ, mà còn là một phương pháp rèn luyện sức khỏe và tinh thần ở mức thượng thừa. Nền tảng của võ thuật phải dựa trên sức khỏe, vì vậy thời gian luyện tập hiệu quả nhất là từ 16h đến 19h, đây là thời điểm quan trọng nhất để đạt được đỉnh cao trong tập luyện.
Khi nhắc đến hai chữ “Thiếu Lâm,” đây là danh từ chung chỉ một số ít người (Thiếu), còn “Lâm” có nghĩa là rừng. Do đó, “Thiếu Lâm” có thể hiểu là “người ở trong rừng.” Còn tên môn võ “Nững Xị” có ý nghĩa rất rộng, tùy theo mức độ mà người luyện đạt được. Riêng thầy Báu đã luyện đến cảnh giới cao nên hiểu được năng lực của nước.
Trong truyền dạy, “Nững Xị” có ý nghĩa là trở về gốc của nước.
__Ý Sáng Tổ__